TOP thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất bác sĩ khuyên dùng 2021
Hắt hơi liên tục kèm nước mũi chảy giàn giụa, khô họng, ngạt mũi là những triệu chứng xảy ra thường xuyên, gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Tìm được thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất là mong muốn của bất cứ người bệnh nào.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người.
Viêm mũi xảy ra khi niêm mạc bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,... và hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi có kháng nguyên lạ xâm nhập cơ thể gây ra phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên sinh ra hoạt chất histamin.
Đây chính là tác nhân khiến niêm mạc mũi bị kích thích dẫn đến viêm mũi dị ứng.
Các dị ứng nguyên gây bệnh viêm mũi có thể kể đến như:
- Các tác nhân có trong môi trường không khí: Thường là hóa chất, bụi, phấn hóa, lông (mèo, chó, gia cầm), sợi, bông, vải, ký sinh trùng (như bọ chét, mò, mạt, bào tử nấm mốc…), khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy…
- Thực phẩm, thuốc: Một số thực phẩm như tôm, cua, ốc, trứng, thịt bò hay một số dược phẩm như kháng sinh, aspirin cũng có thể là tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
- Do yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi, nóng lạnh đột ngột hoặc ẩm ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp ở nhiều người.
- Do yếu tố gia đinh: Thông thường, những gia đình có cha mẹ mắc viêm mũi dị ứng thì tỷ lệ con cái mắc bệnh này lên đến 65%.
- Do bất thường cấu trúc giải phẫu của mũi: Mũi bị gai vách ngăn, vẹo mũi khiến niêm mạc mũi nhạy cảm hơn dẫn đến sự phát sinh của bệnh.
- Nguyên nhân khác: Do xà phòng, hóa chất, đôi khi chất bôi trơn ở bao cao su, chất tạo mùi cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.
Để xác định mình có mắc viêm mũi dị ứng hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng điển hình sau đây:
- Chảy nước mũi
- Tắt ngạt mũi
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mắt
- Ngứa mũi, mắt, da
- Đau đầu thường xuyên
- Cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi
- Đau nặng mặt, xuất hiện quầng thâm dưới mắt
- Da ngứa, khô có thể kèm theo phồng rộp
Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người mà người bệnh có thể gặp một số hoặc có tất cả các triệu chứng trên.
Trường hợp người bệnh đau đầu, mệt mỏi trong thời gian dài chỉ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng trong thời gian dài.
Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh do đây không phải là bệnh truyền nhiễm.
Tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không được điều trị tận nơi, tình trạng viêm nhiễm lấn sâu và kéo dài, người bệnh có khả năng gặp một số biến chứng dưới đây:
1. Viêm xoang
Khi mũi bị tắc, các chất nhầy ở lớp niêm mạc trong xoang không được đưa ra ngoài, dẫn đến tình trạng ứ đọng, viêm nhiễm nặng hơn.
Người bệnh sẽ có dấu hiệu khó thở, đau các vị trí trên mặt (trán, hàm, mũi, sau gáy, đau sâu bên trong) vì tình trạng viêm đa xoang và polyp.
2. Viêm tai giữa
Nước mũi, dịch nhầy có thể ứ đọng ở xoang sàng, xoang bướm sau đó rơi xuống cổ họng, trong tai và ống tai và hình thành bệnh viêm tai giữa.
Khi có biến chứng này, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau tai, áp lực ở tai, ù tai.
3. Hen suyễn
Khi bị viêm mũi dị ứng, mũi bị tắc, người bệnh sẽ chuyển sang thở bằng đường miệng.
Do không khí đi qua miệng không được lọc sạch như đi qua mũi, do đó, virus, vi khuẩn, bụi bẩn sẽ gây viêm họng hoặc hen suyễn. Đặc biệt, nếu người có tiền sử mắc hen suyễn thì tình trạng bệnh sẽ nặng nề hơn rất nhiều.
4. Mắt
Hốc mắt nằm phía trên vùng mũi nên khi viêm mũi dị ứng xuất hiện cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến vùng mắt.
Theo đó các bệnh lý về mắt sẽ được liệt kê trong danh sách biến chứng của viêm mũi dị ứng gồm viêm kết mạc, chảy nước mắt về đêm, xước giác mạc, ngứa mắt và làm giảm thị lực.
5. Rối loạn giấc ngủ
Viêm mũi dị ứng có khả năng gây nên biến chứng rối loạn giấc ngủ. Bởi khi mắc bệnh sẽ có cảm giác vùng mũi bị nghẹt nên việc thở phải dựa dẫm vào miệng, đôi khi còn gây nên cảm giác khó thở.
Điều này đã vô tình dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm. Ngoài ra rối loạn giấc ngủ lâu ngày còn gây suy nhược thần kinh, cơ thể đột nhiên suy nhược, bị trầm cảm.
Để hạn chế và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên, cùng tìm hiểu những thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay được bác sĩ khuyên dùng.
Thuốc kháng Histamin trị viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng Histamin có tác dụng cải thiện tình trạng ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, ngứa da... do viêm mũi dị ứng nhờ cơ chế ức chế giải phóng chất trung gian gây dị ứng Histamin.
Bên cạnh đó, thuốc còn ức chế acetylcholin làm giảm tiết dịch của cơ thể, giảm triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi ở người bệnh viêm mũi dị ứng.
Một số thuốc kháng histamin bác sĩ khuyên dùng
- Thuốc kháng histamin thế hệ cũ (Chlorpheniramine 4mg)
Cách dùng: Thuốc có tác dụng trong thời gian ngắn, khoảng 4-6 tiếng nên người bệnh cần dùng nhiều lần trong ngày. Liều lượng và thời gian dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tác dụng phụ: dễ gây buồn ngủ, choáng váng đầu óc, khô miệng, bí tiểu, mờ mắt.
- Thuốc kháng histamin thế hệ mới
Thành phần chính: Fexofenadine 180mg, cetirizine 10mg, loratadine 10mg, desloratadine 5mg,...
Cách dùng: Tác dụng của thuốc tương đối lâu, kéo dài từ 12 – 24 tiếng nên người bệnh chỉ dùng 1 lần/ngày. Liều dùng của mỗi loại thuốc trong nhóm kháng histamin H1 sẽ khác nhau nên người bệnh cần tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, bị khô miệng, choáng váng, nhức đầu. Số ít trường hợp gặp phải các tác dụng phụ như thiếu máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp, suy gan…
Thuốc thông mũi chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc thông mũi giúp giảm nghẹt mũi và giảm áp lực gây ra tình trạng sưng nề mô trong mũi.
Thế nhưng, thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp và không thích hợp cho những người bị tăng huyết áp hay bệnh tim mạch.
Thuốc thông mũi có cả ở dạng đường uống và dạng xịt mũi, có thể đơn lẻ hoặc được phối hợp với hoạt chất khác:
- Đường uống: pseudoephedrine, phenylephrine
- Xịt mũi: oxymetazoline, phenylepherine
- Phối hợp: loratadine + pseudoephedrine, cetirizine + pseudoephedrine, fexofenadine + pseudoephedrine…
Tổng hợp TOP 11 chai xịt viêm mũi dị ứng phổ biến nhất hiện nay 2022.
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng chứa corticoid
Cơ chế tác dụng của corticoid dùng tại chỗ là phối hợp tác dụng chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch.
Đây là lựa chọn điều trị đầu tiên của các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng.
Những loại thuốc này có ít tác dụng phụ và làm giảm đáng kể các triệu chứng ở hầu hết bệnh nhân và có hiệu quả hơn thuốc kháng histamin đường uống để giảm triệu chứng
Nếu có những triệu chứng nặng, bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi vài ngày trước khi bắt đầu dùng thuốc xịt mũi chứa corticoid để để thuốc xịt mũi có thể tiếp xúc và có tác dụng trên diện rộng trong mũi.
Bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định loại thuốc với liều dùng phù hợp cho từng trường hợp.
Một số tên thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt mũi chứa corticoid là: Beclomethasone, Budesonide, Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone,...
Những lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây
Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng yêu cầu của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Tuyệt đối không dùng thuốc quá liều và quá thời gian, tránh tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến bệnh thêm trầm trọng.
Không tự ý dùng thuốc Tây khi chưa có chỉ định bác sĩ, trường hợp lạm dụng nhiều thuốc Tây có thể gây hại cho gan thận của người bệnh.
Các nhóm thuốc Tây trên khi dùng tuy có tác dụng nhanh vì tập trung vào cải thiện triệu chứng bệnh là chính nhưng không thể trị triệt để nguyên nhân. Đó cũng là lý do người bệnh thường bị tái phát sau một thời gian ngừng thuốc.
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng, hạn chế tác dụng phụ và tránh lạm dựng thuốc Tây quá mức thì việc điều trị bằng thuốc Đông Y đang được các y bác sĩ khuyên dùng, trong đó điển hình là sản phẩm dịch cây giao Y Đức.
Nếu mọi người vẫn còn lạ lẫm và xa lạ với bài thuốc trị xoang này thì xin mời tìm hiểu và đọc xem người trong cuộc đã sử dụng nó khỏi bệnh xoang như thế nào qua bài viết Dịch cây giao Y Đức có tốt không nhé.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ DƯỢC SĨ
Xem thêm