Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ THÌ NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ?
Trẻ em thường rất dễ mắc các bệnh liên quan đường hô hấp đặc biệt là hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Hiện tượng này khiến trẻ khó ngủ khi phải thở bằng miệng làm cổ họng khô rát và dẫn đến nguy cơ cao viêm họng, viêm phế quản.
Để giúp con có giấc ngủ ngon, không ảnh hưởng đến sức khỏe thì cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định về vấn đề này.
1. Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nghẹt mũi cho trẻ:
- Thời tiết thay đổi: Khi tiết trời se lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, gây nghẹt mũi, sổ mũi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn khi trời gần sáng, lúc nhiệt độ không khí giảm xuống;
- Nhiễm virus: Nghẹt mũi có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus, nhất là virus cảm cúm. Bên cạnh ngạt mũi, virus cảm cúm còn gây hắt hơi, ho, đau họng;
- Viêm mũi dị ứng: Trẻ bị viêm mũi dị ứng ngoài nghẹt mũi, còn có thể hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, ngứa mắt. Viêm mũi dị ứng thường gây nghẹt cả hai bên mũi.
- Các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp như bụi, nước hoa, khói thuốc lá, lông động vật
Ban ngày trẻ đang ở tư thế vận động, các dịch tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng khi ngủ là lúc trẻ ở tư thế nằm, khi đó các dịch tiết ứ đọng trong cổ kéo dài đến mũi không thoát ra được.
Chúng kích thích gây ho và làm gia tăng tình trạng nghẹt mũi, thậm chí khó thở ở trẻ. Để giảm những triệu chứng này khi trẻ ngủ. Cha mẹ có thể áp dụng một trong những cách sẽ được giới thiệu dưới đây nhé.
2. Người lớn nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu với mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể áp dụng một số cách sau đây để làm giảm tình trạng nghẹt mũi như:
Thứ nhất: Xịt rửa mũi cho trẻ với nước muối sinh lý
Một trong những cách an toàn và hiệu quả để chữa nghẹt mũi cho trẻ là vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Cách làm đơn giản như sau:
- Bế trẻ nằm ngửa, và nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau.
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi.
Lưu ý: Không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, nước muối sinh lý có thể làm khô niêm mạc bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi trở nên tồi tệ thêm.
Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn tốt nên nước muối sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn. Không chỉ nhanh chóng loại bỏ những dịch mũi, nước muối còn giúp làm sạch và tiêu các loại vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.
Thứ hai: Xông hơi
Cha mẹ có thể xông hơi cho trẻ trước khi ngủ để bé cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn.
Cách làm đơn giản nhất là mẹ có thể sử dụng một chậu nước nóng, pha thêm 2-3 giọt tinh dầu để bé ngồi cách chậu khoảng 40cm để xông hơi cho trẻ.
Những dịch đờm trong mũi họng của trẻ sẽ dễ dàng thoát ra nhờ được hít thở hơi nước nóng, giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi về đêm cho trẻ.
Lưu ý: Không nên dùng nước quá nóng, cho trẻ hít quá gần, quá lâu khiến trẻ bị ngộp.
Thứ ba: Cho bé uống nước
Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, bé sẽ phải thở bằng miệng và điều này sẽ trẻ dễ bị mất nước.
Do vậy, trước khi ngủ, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm nước lọc, nước ép trái cây… cho trẻ để hạn chế tình trạng trên.
Cho trẻ uống nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy ở mũi, tránh mất nước. Nước còn giúp làm dịu cơn đau rát họng, hỗ trợ làm dịu cơn ho của trẻ.
Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều nước, vì sẽ khiến bé hay đi tiểu vào ban đêm và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mẹ chỉ nên cho bé uống 1 cốc nước và nên uống trước khi ngủ khoảng 1 giờ nhé.
Thứ tư: Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ
Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn.
Mẹ có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ hoặc kê cao gối hơn bình thường để nâng đầu cao hơn một chút.
Thứ năm: Massage mũi
Đây cũng là cách hiệu quả áp dụng cho trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Mẹ chỉ cần dùng 2 ngón trỏ hoặc 2 ngón áp út nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ
Khi sống mũi nóng lên, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn nên cảm giác ngạt mũi của bé sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Thứ sáu: Giữ môi trường phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát
Không khí phòng ở ảnh hưởng đến rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Mẹ cần cố gắng giữ cho không khí trong phòng sạch thoáng, vệ sinh các chỗ khuất trong nhà thường xuyên để diệt nấm mốc.
Nếu sử dụng điều hòa thì không nên để quá lạnh, nếu sử dụng quạt thì không nên để quạt đứng yên một chỗ và quay trực tiếp vào mặt bé.
Những phương pháp trên tuy dễ thực hiện tại nhà nhưng chỉ giảm triệu chứng nghẹt mũi tạm thời cho trẻ mà không giải quyết được triệt để tình trạng nghẹt mũi lâu dài.
Nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính và gây ra các biến chứng đường hô hấp.
Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm vi rút, biến chứng hay gặp có thể xảy ra là nhiễm trùng tai,viêm phế quản, viêm xoang.
Nếu trẻ bị ngạt mũi do viêm nhiễm, trẻ có thể bị giảm khả năng nghe do viêm phù nề, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai.
Viêm mũi kéo dài còn có thể gây viêm nhiễm ở mắt như viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt.
Ngoài ra, nghẹt mũi còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ như trẻ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, hay nhức đầu, khó tập trung.
Nếu trẻ có biểu hiện nghẹt mũi lâu ngày và/hoặc kèm theo các triệu chứng dịch mũi có màu vàng, xanh, đau đầu, đau tai, sốt cao, ho nhiều, tức ngực thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Để hạn chế và ngăn ngừa trẻ khỏi những biến chứng này thì trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại thuốc đặc trị nghẹt mũi cũng như viêm mũi dị ứng viêm xoang ở trẻ nhỏ và người lớn.
Xem thêm Thuốc xịt mũi cho trẻ em nhé.
Trong đó VUA XOANG được đánh giá là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng viêm xoang tốt nhất hiện nay đặc biệt được nhiều cha mẹ tin dùng khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ.
Theo Đông Y nguyên nhân của viêm mũi là do sự suy tổn công năng của Phế, Tỳ, Thận. Vì thế việc điều trị nên bắt đầu từ gốc bệnh, nếu chỉ tập trung điều trị triệu chứng tức ngọn bệnh thì chỉ có thể giảm bớt chứ không cách nào điều trị được tận gốc của bệnh.
Dựa trên nguyên lý đó công ty cổ phần Dược Thiên Y Đức đã bào chế ra bài thuốc VUA XOANG chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên quý hiếm được trồng và chăm sóc bởi chính tay của những thầy thuốc THIÊN Y ĐỨC.
VUA XOANG lấy thận tỳ phế làm gốc để điều trị dứt điểm:
- Viêm mũi dị ứng.
- Viêm xoang mũi dị ứng.
- Viêm xoang cấp và mãn tính.
- Viêm đa xoang.
- Viêm xoang do lệch vách ngăn.
- Viêm xoang mũi, có polip.
Lưu ý: VUA XOANG không khuyến khích dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ đang mang thai
Để biết thêm thông tin về bài thuốc, mời các bạn xem thêm với bài "Vua trị xoang".
Nếu bạn có thắc mắc về bệnh viêm mũi dị ứng viêm xoang hãy liên hệ tổng đài 0899909039 hoặc để lại số điện thoại để được chuyên gia sức khỏe tư vấn trực tiếp.
3. Phòng tránh nghẹt mũi khó thở cho bé như thế nào?
Ngoài những biện pháp điều trị cho trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ nói trên thì cách phòng tránh bé khỏi nguy cơ gây bệnh cũng quan trọng không kém.
Để tránh tình trạng nghẹt mũi cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh tốt nhất bạn nên giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, không nên cho bé tiếp xúc với bụi bẩn và những tác nhân gây bệnh.
Vệ sinh cơ thể của trẻ hàng ngày: phòng lây nhiễm bệnh tật, mẹ cần vệ sinh tay chân của trẻ hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa mắt, mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý sau khi chơi ngoài trời hoặc tiếp xúc với người lạ.
Vệ sinh phòng ở của trẻ: Phòng ở của trẻ sơ sinh cần thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo kín gió khi trời lạnh. Thay giặt ga gối, chiếu đệm của trẻ thường xuyên. Thường xuyên diệt khuẩn đồ chơi hàng ngày của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Trẻ sơ sinh cần ăn ngủ đúng giờ. Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng nguồn sữa. Trẻ đã ăn dặm cần đa dạng thực đơn để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tránh các nguồn lây nhiễm: Đeo khẩu trang và hạn chế sự tiếp xúc giữa trẻ và người đang nghi mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Đảm bảo cho trẻ được tiêm phòng các loại vắc-xin đầy đủ, đúng lịch.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài sẽ giúp ích giải đáp phần nào những vấn đề mà bạn đọc đang thắc mặc.
Nếu vẫn còn lấn cấn không hiểu điểm nào hãy đăng ký nhận tư vấn đề mình có thể giải đáp cho các bạn nhé.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ DƯỢC SĨ
Xem thêm