Sổ mũi uống thuốc gì? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

24/11/2021 | 879 |
0 Đánh giá

Thay đổi thời tiết dễ dẫn đến những triệu chứng bệnh hô hấp như sổ mũi, chảy nước mũi. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe nhưng tình trạng chảy nước mũi gây khó chịu cho người bệnh.

Vậy khi sổ mũi uống thuốc gì để “loại bỏ” bệnh? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân sổ mũi

Cấu trúc hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt niêm mạc lại được bao phủ một lớp thảm nhầy có chức năng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn gây hại. 

Khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, khối u, dị vật,... làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô hoạt động mạnh hơn khiến cho dịch tiết nhiều hơn bình thường và tạo nên hiện tượng sổ mũi

Chảy nước mũi tuy là một hiện tượng sinh lý bình thường nhằm bảo vệ cơ thể nhưng lại khiến người bệnh thấy khó chịu, khó thở thậm chí gây ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.

Sổ mũi, chảy nước mũi có tác hại như thế nào?

Bệnh sổ mũi thường gây bít tắc đường hô hấp khiến việc hít thở trở nên khó khăn, người bệnh thường mất ngủ hoặc khó ngủ gây mệt mỏi, thiếu tập trung làm ảnh hưởng đến công việc và học tập. 

Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh và hết hẳn sau 1-3 ngày khi điều trị đúng chỉ định.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị, bệnh có thể sẽ nặng và biến chứng thành một số bệnh như:

  • Viêm mũi cấp: Là bệnh thường gặp sớm nhất, ban đầu chỉ là tình trạng chảy nước mũi do phản ứng với sự thay đổi thời tiết, dị nguyên. Tuy nhiên, nếu mũi không được làm sạch (uống thuốc, rửa mũi, dùng máy hút mũi hút dịch…) và tình trạng bị chảy nước mũi kéo dài sẽ dẫn đến viêm mũi.
  • Viêm xoang: Bệnh sổ mũi không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, dịch tiết còn đọng lại trong các hốc, các xoang, chứa nhiều vi khuẩn dẫn đến viêm xoang. Lâu dần là viêm xoang mãn tính, vô cùng khó chữa, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bệnh về cuốn mũi: Bệnh sổ mũi kéo dài, viêm nhiễm làm cuốn mũi phù nề, lâu dần thoái hóa. Hoặc có thể do dùng thuốc co mạch xịt mũi không đúng liều lượng, làm teo cuốn mũi.
  • Các bệnh về tai, họng: Do hệ thống tai - mũi - họng thông với nhau qua các xoang, các hốc, nên một trong ba bộ phận bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến hai bộ phận còn lại. 

Tình trạng dịch tiết, mủ viêm của bệnh sổ mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ở tai và họng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ…

Đọc thêm ngay nhé bài viết Viêm xoang mũi có biểu hiện gì?

Để tránh khỏi nguy cơ xảy ra những biến chứng trên, dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn khi bị sổ mũi uống thuốc gì hợp lý.

Chữa sổ mũi bằng thuốc Tây

1. Thuốc Clorpheniramin 4 chữa sổ mũi

Clorpheniramin là một kháng histamin, thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. 

Thành phần chính: Clorpheniramin maleat 4mg.

Công dụng: điều trị các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa họng, ho khan,… do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách dùng

  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Uống ngày 3 lần và mỗi lần 2 viên.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 viên.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ (tác dụng phụ phổ biến), chóng mặt, táo bón, đau dạ dày, mờ mắt, khô miệng, khô mũi hoặc khô họng.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc với những trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con nhỏ bú..

2. Thuốc Tiffy trị sổ mũi hiệu quả

Thành phần chính: Phenylpropanolamine, Acetaminophen và Clorpheniramin

Công dụng: điều trị sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, ho do viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm. 

Cách dùng: Người lớn: Dùng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1 đến 2 viên. 

Trẻ em: Dùng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần ½ viên. 

Chống chỉ định: Người bị suy thận, suy gan, cường giáp, vạch mành, huyết áp cao

3. Thuốc trị sổ mũi Decolgen ND

Thành phần chính: Phenylephrine HCl và Acetaminophen

Công dụng: tác dụng co mạch ở niêm mạc hô hấp có thể giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ho, giảm đau, hạ sốt… 

Cách dùng: 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1 đến 2 viên.
  • Trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: Dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần từ ½ đến 1 viên. 
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần ½ viên. 

Chống chỉ định: Người bị thiểu năng mạch vành mức độ nặng, người cao huyết áp

4. Thuốc trị sổ mũi Coldacmin Flu

Thành phần chính: Clorpheniramin và Paracetamol. 

Công dụng: trị sổ mũi trị sổ mũi do cảm lạnh và cảm cúm

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng từ 1 đến 2 viên/ lần/ ngày. 
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Dùng nửa liều của người lớn. 

Chống chỉ định: Người suy gan hoặc suy thận

5. Thuốc trị sổ mũi Hapacol CS Day

Thành phần chính: Paracetamol và Phenylephrine

Công dụng: điều trị sổ mũi, nghẹt mũi, sốt do cảm lạnh và cảm cúm. 

Cách dùng: người lớn và trẻ em trên 12 tuổi từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên, khoảng cách giữa 2 liều thuốc là từ 4 đến 6 giờ. 

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 12 tuổi, Người bị suy gan nặng.

Ưu nhược điểm của việc điều trị sổ mũi bằng thuốc tây

Ưu điểm thuốc Tây: tác dụng nhanh, giúp khô dịch giảm nhanh triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi

Nhược điểm thuốc Tây: không dùng được cho nhiều đối tượng như trẻ em dưới 2 tuổi, người suy gan suy thận, cao huyết áp. Không điều trị dứt điểm mà chỉ giảm sổ mũi tạm thời.

Trị sổ mũi bằng thuốc Đông Y 

Thuốc Tây tuy tác dụng giảm triệu chứng nhanh nhưng có nhiều tác dụng phụ, nếu lạm dụng sẽ gây suy gan suy thận, vì thế việc lựa chọn điều trị theo hướng Đông Y vừa an toàn vừa hiệu quả đang được người bệnh tin dùng

Trong đó VUA XOANG được đánh giá là thuốc đặc trị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi do cảm cúm viêm mũi xoang gây ra.

Thành phần chính: tân di hoa, kim ngân hoa, ngũ sắc, sài hồ, ké đầu ngựa, bạch chỉ, xuyên khung, huyền sâm,...

Công dụng: điều trị tận gốc các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu do cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng viêm xoang gây ra.

Cách dùng: 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống ngày 3 lần mỗi lần 1 gói
  • Trẻ em dưới 12 tuổi ngày uống 2 lần mỗi lần 1 gói
  • Phụ nữ cho con bú từ 4 tháng trở lên dùng theo liều người lớn
  • Dùng được cho người bị suy gan suy thận và cao huyết áp

Chống chỉ định: những người dị ứng với các thành phần của thuốc

Những loại thuốc trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn nếu bị sổ mũi uống thuốc gì thì tốt rồi đúng không. Nếu vẫn chưa đủ thì mời bạn tham khảo thêm thông tin về thuốc thảo dược VUA XOANG trị tận gốc bệnh như thế nào nhé.

Cách phòng tránh sổ mũi, chảy nước mũi

Bệnh sổ mũi không phải là bệnh nguy hiểm vì vậy bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện những biện pháp sau:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch nước sạch hoặc nước muối sinh lí NaCl 0.9%, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc mũi.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C nhất là từ các loại hoa quả, rất tốt cho hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh sổ mũi.
  • Tránh tiếp xúc với vi khuẩn, rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ với nước rửa tay, đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe với những bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi được với những điều kiện thay đổi của môi trường, thời tiết và các yêu tố dị nguyên.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc trong môi trường sống. 

Bệnh sổ mũi là một bệnh tuy không khó chữa nhưng chúng ta không nên chủ quan để bệnh lâu ngày, biến chứng thành các dạng bệnh khác.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này tốt hơn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ DƯỢC SĨ


(*) Xem thêm

Bình luận