TỔNG KẾT kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé

11/01/2022 | 564 |
0 Đánh giá

Chắc hẳn nhiều phụ huynh đang bận tâm tìm kiếm phương pháp để chấm dứt căn bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của con.

Bài viết dưới đây sẽ đúc kết kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị viêm do tiếp xúc các dị nguyên bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. 

Cơ chế tác động là khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, histamin được giải phóng gây sưng, ngứa và giải phóng nhiều chất lỏng tích tụ trong mũi. 

Thời tiết lạnh, không khí ô nhiễm cùng sức đề kháng khiến trẻ dễ bị viêm mũi dị ứng hơn

Triệu chứng nhận biết là hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, trẻ quấy khóc nhiều đặc biệt vào ban đêm và có thể biến chứng thành viêm xoang, viêm họng,... nếu không được điều trị đúng cách.

Hiện nay, viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại:

1. Viêm mũi dị ứng theo mùa

Tác nhân chủ yếu gây ra viêm mũi dị ứng là bụi, phấn hoa, lông chó mèo, bào tử nấm cùng điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. 

Như ở miền Bắc nước ta, viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều vào mùa đông và mùa xuân, khi phấn hoa phát tán nhiều và độ ẩm không khí cao khiến nấm mốc sinh sôi phát triển.

2. Viêm mũi dị ứng quanh năm

Những trẻ có cơ địa dị ứng có phản ứng dị ứng với những tác nhân môi trường xung quanh không ổn định thì có thể mắc bệnh quanh năm. 

Vì thế việc tìm ra tác nhân gây dị ứng cho trẻ rất quan trọng để hạn chế trẻ tiếp xúc khiến bệnh nặng hơn và tái phát nhiều lần.

Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé

Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm mũi, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chứ không được tự ý dùng thuốc.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi dùng thuốc hay bất cứ loại thực phẩm chức năng nào. Mục tiêu của việc điều trị là giảm tối thiểu triệu chứng bằng thuốc có ít tác dụng phụ nhất. 

1. Phương pháp dùng thuốc

Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé bằng thuốc tây hoặc bằng thuốc dân gian

Nước muối sinh lý NaCl 0.9% 

Dung dịch nhỏ mũi cho bé có khả năng làm sạch mũi, làm loãng dịch mũi rất tốt. Ngoài dạng nước nhỏ mũi, trẻ em cũng có thể dùng NaCl dạng phun xịt để làm sạch và thông mũi.

Lưu ý: không nên lạm dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi thường xuyên cho bé vì sẽ làm mũi trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên giúp bảo vệ lớp niêm mạc, từ đó mũi dễ bị khô rát, kích ứng, chảy nước mũi, và có thể gây viêm nhiễm.

Thuốc uống kháng histamin

Các thuốc loratadin, clorpheniramin, cetirizin trị viêm mũi dị ứng, giảm nhanh triệu chứng sổ mũi, chảy dịch mũi, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt.

Thuốc uống kháng sinh

Chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng liên quan đến nhiễm khuẩn, tuyệt đối cho tự ý cho trẻ dùng.

Thuốc uống glucocorticoid

Thuốc uống này thường dùng cho các trường hợp viêm mũi, viêm xoang nặng, mạn tính, khi trẻ không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

Xem thêm TOP 7 thuốc xịt mũi cho bé tốt nhất hiện nay.

Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé bằng Gừng

Sử dụng gừng được coi như kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé khá phổ biến bởi gừng là nguyên liệu vô cùng dễ kiếm, quen thuộc với mỗi gia đình. 

Chất kháng sinh tự nhiên này có chứa Gingerol có tác dụng chống viêm hiệu quả. Trong gừng còn có khả năng kháng histamin giúp mũi trở nên thông thoáng hơn.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường sử dụng tinh dầu gừng để xông mũi nhằm cải thiện hệ hô hấp. Đặc biệt, gừng có thể được dùng cho trẻ em rất an toàn, không gây ra kích ứng đau rát, khó chịu.

Cách thực hiện:

  1. Gừng thái lát mỏng. Pha nước ấm và mật ong, khuấy đều sau đó thả vài lát gừng vào.
  2. Sử dụng dung dịch này để uống nhằm khai thông khí huyết, trị viêm mũi dị ứng dứt điểm.

Lưu ý: Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong cùng các nguyên liệu khác đi kèm (bao gồm cả gừng) không khuyến khích dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Chữa viêm mũi dị ứng trẻ em bằng Tinh dầu bạc hà

Lá bạc hà thường được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là tình trạng viêm mũi dị ứng cho trẻ em và người lớn nhờ các hoạt chất sinh học như: L- methol, methyl acetat, L-a-pine.

Cách sử dụng:

  1. Sử dụng tinh dầu bạc hà như một hoạt chất để xông mũi hàng ngày. Mỗi lần xông tinh dầu chỉ nên nhỏ từ 2-3 giọt vào nước sôi.
  2. Xông tinh dầu bạc hà trong khoảng 10-15 phút, không nên thực hiện quá lâu.

Lưu ý:

  • Giữ khoảng cách từ nơi xông tinh dầu đến mặt, tránh để nước quá nóng gây ra tình trạng khô ráp niêm mạc mũi.
  • Theo kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé, không dùng cho bé dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

2. Phương pháp không dùng thuốc

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng cần chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng của bé để giúp bé nhanh hồi phục hơn.

Các thực phẩm nên bổ sung cho bé

Thực phẩm giàu vitamin C

Những thực phẩm giàu vitamin C củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm tại mũi, họng. 

Một số thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ nên cho bé dùng hàng ngày như cam, cà chua, khoai tây, súp lơ, đu đủ, các loại rau xanh...

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 là chất béo có nhiều tác dụng trong việc giảm và phòng ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp. 

Ngoài ra, Omega-3 còn giúp làm trẻ phát triển thể chất và trí não tốt, cải thiện thị lực và giảm viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, mẹ nhất định không được thiếu Omega-3 trong thực đơn của trẻ. 

Một số thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục, hạt chia, cá thu, hạt lanh, quả óc chó…

Sữa chua

Sữa chua giàu vi khuẩn có lợi probiotic sống trong đường ruột của người, sữa chua có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa.

Quả dứa

Dứa là loại thực phẩm duy nhất chứa bromelain - một chất rất có lợi cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. 

Các nghiên cứu cho thấy bromelain có giảm giảm sưng, làm loãng chất nhầy và cải thiện các triệu chứng như ho, nghẹt mũi ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nên dùng rất tốt cho bé

Xem thêm 10 MÓN ĂN TRỊ VIÊM XOANG BẠN CẦN BIẾT

Các thực phẩm nên hạn chế cho bé

Đồ uống có ga hoặc ngọt đường

Nước ngọt có ga dễ gây kích ứng cổ họng, làm tổn thương lớp niêm mạc mũi họng. Do đó cha mẹ nên thay thế bằng nước ép tốt cho sức khỏe của trẻ như nước dừa, nước cam ép, nước ép cà rốt, dứa, lê…

Đồ ăn có mùi tanh, tính lạnh

Nếu trẻ đang bị viêm mũi họng, những thực phẩm có tính lạnh như hải sản tươi kèm theo mùi tanh đặc trưng dễ khiến trẻ bị dị ứng và chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Khi bé đã bị dị ứng với những thực phẩm này, cha mẹ cần chú ý không để quá trình chế biến khiến chúng lẫn trong thức ăn của trẻ. 

Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem cũng rất cần thiết. Vì nước lạnh, kem lạnh dễ kích thích các cơn co thắt phế quản, cơn hắt xì và làm tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.

Thực phẩm chứa chất bảo quản

Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản làm hàm lượng histamin tăng cao gây dị ứng nhiều hơn

Chính vì vậy, cha mẹ cần tránh những thực phẩm như xúc xích, gà rán, khoai tây chiên (một món ăn mà đứa trẻ nào cũng mê), thịt nguội, thịt dăm bông…

Các thực phẩm từ sữa

Trẻ bị viêm mũi dị ứng khi sử dụng sữa sẽ có khả năng làm cho lượng đờm dày hơn. Điều này khiến tình trạng nghẹt mũi, tai bị tắc và đau đầu trở trầm trọng hơn.

Một số loại thực phẩm được làm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai, các loại kem…

Để thay thế sữa có thể sử dụng các thực phẩm làm từ cacao hoặc nước dừa.

Tóm lại, theo kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé thì thuốc tây tuy giảm triệu chứng nhanh nhưng có nhiều tác dụng phụ, bài thuốc dân gian tuy dễ làm nhưng cũng chỉ có hiệu quả đối với mức độ bệnh nhẹ.

Nên thay vì phải lo lắng thuốc nào ít tác dụng phụ mà hiệu quả điều trị bệnh cao thì phụ huynh có thể tham khảo các sản phẩm thuốc trị viêm xoang tốt nhất hiện nay. Trong đó có VUA XOANG - DỊCH CÂY GIAO Y ĐỨC

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẮN BỞI DƯỢC SĨ


(*) Xem thêm

Bình luận