Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì ĐẢM BẢO AN TOÀN?

24/11/2021 | 1774

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên gây sổ mũi hắt hơi. 

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ có thể diễn tiến nặng, dẫn tới biến chứng viêm xoang, viêm phế quản rất nguy hiểm, khó chữa trị.

Vậy khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho an toàn? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé.

Nguyên nhân trẻ bị hắt hơi sổ mũi?

Hiện tượng hắt hơi sổ mũi xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong những năm đầu đời, sức đề kháng của bé còn khá non yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công vào cơ thể. 

Bên cạnh đó, niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus, khi gặp lạnh hoặc điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh mạnh mẽ, gây viêm mũi - họng. Chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý ở đường hô hấp và dẫn đến hắt hơi sổ mũi.

Một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến trẻ bị sổ mũi, ho bao gồm:

  • Do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây cảm lạnh, cảm cúm;
  • Hít phải khói thuốc lá từ người lớn (khoảng 40% trường hợp);
  • Do hệ hô hấp của trẻ còn nhạy cảm nên dễ bị tác động bởi các chất gây dị ứng và khiến bé sổ mũi;
  • Do thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm;
  • Trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản...

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

1. Hắt hơi sổ mũi uống thuốc kháng histamin.

Thông thường, khi bé sổ mũi, hắt hơi thì sẽ được cho sử dụng thuốc kháng histamin dạng siro hoặc thuốc nước để giúp chống dị ứng và làm dịu, giảm ho hiệu quả.

Ngoài những tác dụng đạt được thì loại thuốc sổ mũi trẻ em có chứa hoạt chất kháng histamin sẽ tồn tại một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ. 

Cha mẹ không được lạm dụng điều này để giúp trẻ ngủ lâu và ngoan hơn vì rất có hại cho sức khỏe của trẻ. 

Các loại thuốc kháng histamin được khuyến cáo là không cho trẻ sử dụng dài ngày và không dùng trong trường hợp trẻ bị ho có đờm, mắc các bệnh lý hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.

2. Thuốc kháng sinh chữa hắt hơi sổ mũi ở trẻ em.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do nhiễm khuẩn thì mới dùng kháng sinh và phải được chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ vì dẫn quá liều và đề kháng kháng sinh.

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, con bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Hãy cho bé uống thuốc sau khi ăn no để giảm thiểu tác dụng phụ này.

3. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Nếu bé bị sốt, đi kèm với hắt hơi sổ mũi, ba mẹ cũng có thể dùng thuốc hạ sốt cho con uống. Cụ thể, bạn hãy cho bé uống Paracetamol và lau mát cho cơ thể con. Chú ý uống thuốc cách 4-6 tiếng nếu thấy bé bị sốt trở lại.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều paracetamol thì có thể gây độc cho gan và các tác dụng phụ như nôn, đau bụng... Chính vì thế, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này điều trị bệnh cho trẻ, tuyệt đối tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc.

4. Thuốc kháng viêm chứa corticoid

Dùng cho các bé bị viêm mũi, viêm xoang nặng dẫn đến hắt hơi, chảy nước mũi kéo dài. 

Những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc corticoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormon làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… 

Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho bé

Về cơ bản, các loại thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho bé đều có tác dụng phụ khi sử dụng. Việc cho con uống đúng liều và đúng thời điểm là rất quan trọng. Một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe và quá trình phát triển của con sau này. 

Để biết tình trạng trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 

Chẳng hạn với thuốc kháng sinh, ba mẹ không nên tùy ý sử dụng cho trẻ: Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em dẫn đến kháng kháng sinh, loạn khuẩn đường ruột, gây hại gan, thận.

Đọc thêm ngay Trẻ bị viêm xoang phải làm sao để nắm rõ cách xử lý phòng khi nhà mình gặp phải

Cách phòng tránh sổ mũi cho trẻ khi giao mùa

Thời tiết giao mùa rất dễ làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ, do vậy cha mẹ cần phải có những biện pháp giúp trẻ phòng tránh sổ mũi, ho khi giao mùa:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng cho trẻ;
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà có thể chia nhỏ các bữa ăn để giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt nhất;
  • Không cho trẻ ăn thức ăn lạ;
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ để giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ thở, các mầm bệnh sẽ được đào thải ra ngoài;
  • Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ;
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong những ngày lạnh, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...

Việc sử dụng thuốc tây cho trẻ tuy giảm nhanh triệu chứng hắt hơi sổ mũi nhưng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì thế cha mẹ có thể tìm hiểu một loại thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên an toàn mà hiệu quả.

VUA XOANG - đặc trị hắt hơi, sổ mũi, ho, viêm họng, đau nhức trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính.

VUA XOANG dùng cho đối tượng nào?

Vì thành phần từ 100% thảo dược thiên nhiên, không chất bảo quản và chất phụ gia đem an toàn tuyệt đối cho nhiều đối tượng kể cả trẻ em và người lớn tuổi:

  • Viêm mũi dị ứng 
  • Viêm xoang cấp và mãn tính 
  • Viêm đa xoang 
  • Viêm xoang do lệch vách ngăn.
  • Viêm xoang mũi, có polyp .
  • Người hay cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi khi thời tiết thay đổi 
  • Người đã mổ xoang rồi nhưng tái lại 

VUA XOANG được Bộ Y Tế kiểm định về độ an toàn và hiệu quả cho người dùng an tâm sử dụng.

Vậy trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Vua Xoang chính là câu trả lời cho bạn.

Mời mọi người nhấn vào dòng im đậm màu xanh để biết thêm về hiệu quả điều trị của Vua trị xoang nhé.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ DƯỢC SĨ


(*) Xem thêm

Bình luận